Phẫn uất mà chết Lý Cảnh (Nam Đường)

Mùa hè năm 958, Lý Hoằng Kí lo sợ rằng Lý Cảnh sẽ phục ngôi Hoàng thái đệ cho Lý Cảnh Toại, bèn đầu độc ông ta đến chết. Sau đó Lý Cảnh lại thượng thư lên Bắc triều xin nhường ngôi cho Lý Hoằng Kí nhưng Quách Vinh không theo. Bắc triều thả Phùng Diên Lỗ bị bắt trước đây, cùng Chung Mô, Hứa Văn ChẩnBiên Hạo về nam. Lý Cảnh thấy Hứa Văn ChẩnBiên Hạo làm tướng thua trận, nên cấm không cho họ cầm quân nữa.[58]

Vào lúc này, Lý Cảnh đã chán nản vì những thất bại quân sự. Lý Trịnh Cốc đề nghị giao phó quốc chính cho Tống Tề Khâu. Chung Mô thân thiện với Lý Đức Minh và muốn trả thù cho Đức Minh, nhân cơ hội đó công kích Tề Khâu, Lý Trịnh Cốc và Trần Giác có mưu đồ soán ngôi. Hơn thế nữa, trong lúc đó, Trần Giác cũng tuyên bố lệnh từ Bắc triều là giết tể tướng Nghiêm Tục. Những sự kiện này khiến Lý Cảnh cho rằng Trần Giác không có ý đồ tốt. Mùa đông năm 958, ông quyết định lưu đày Trần Giác, giết Lý Trịnh Cốc, và cho Tống Tề Khâu lại được trí sĩ, mặc dù vẫn giữ lại toàn bộ các chức vụ của người này. Sau khi Tề Khâu trở về tư đệ ở Cửu Hoa sơn vào mùa xuân năm 959, Lý Cảnh phong tỏa phủ đệ, chỉ cho phép đưa thức ăn vào trong qua một lỗ nhỏ trên tường. Tề Khâu than khóc và nói rằng đây là báo ứng của ông vì chuyện trước đã hứa bảo toàn gia tộc của Dương Phổ mà rồi nuốt lời, sau đó tự treo cổ. Sau đó, với sự đồng tình của Quách Vinh, Lý Cảnh bắt đầu xây dựng lại tuyến phòng thư (trước đó ông lo sợ rằng Quách Vinh sẽ nhìn nhận hành động này là có ý khiêu kích, nhưng lúc này Quách Vinh đã bị bệnh, nói rằng tương lai không biết ra sao, và Lý Cảnh cũng cần tự bảo vệ đất nước của mình). Không lâu sau vào mùa hạ năm 959, Quách Vinh chết, con là Quách Tông Huấn mới 6 tuổi lên kế ngôi. Vì Kim Lăng ở phía nam Trường Giang rất gần lãnh thổ Hậu Chu, Lý Cảnh suy tính rồi quyết định thiên về Hồng châu, bổ nhiệm Đường Hạo phụ trách xây dựng kinh đô mới.[58]

Vào lúc này, kinh tế Nam Đường suy sụp nghiêm trọng do hậu quả chiến tranh với Hậu Chu và khoản cống nộp nặng nề hàng năm, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đúc tiền xu còn lại từ thời Đường đã cạn kiệt, tình trạng lạm phát càng càng gia tăng. Theo ý của Chung Mô, Lý Cảnh hạ lệnh đúc đồng xu có kích cỡ lớn hơn và lấy làm mệnh giá 50 xu.[58]

Mùa thu năm 959, Hoàng thái tử Lý Hoằng Kí qua đời. Chung Mô đang được cả Lý Cảnh và Quách Vinh coi trọng và do đó có được vị trí quan trọng trong triều đình Nam Đường, nhưng lại kiêu ngạo dần khiến Lý Cảnh bất bình. Chung Mô không ủng hộ người con trai lớn nhất còn sống là Trịnh vương Lý Tòng Gia làm thế sử mà muốn lập Kì công Lý Tòng Thiện, nói Lý Tòng Gia nhu nhược và quá sùng tín Đạo Phật, trong khi Lý Tòng Thiện là người quyết đoán. Lý Cảnh phật ý, nghi ngờ ông ta và hạ lệnh lưu đày, sau đó lại xử tử cùng với đồng minh là Trương Loan, đồng thời cũng hủy bỏ đồng 50 xu khi trước. Ông lập Lý Tòng Gia làm Ngô vương, cho vào ở Đông cung.[58]

Năm 960, tướng Hậu ChuTriệu Khuông Dận cướp ngôi Quách Tông Huấn, tự xưng đế hiệu, chính là Thái Tổ triều Bắc Tống. Tống đế viết chiếu bố cáo cho Lý Cảnh, Lý Cảnh thừa nhận quyền bá chủ của Tống, và cử sứ sang chúc mừng hoàng đế mới. Mùa thu 960, Tiết độ sứ Hoài Nam Lý Trọng Tiên khởi binh ở Dương châu, chống lại Tống Thái Tổ, đề nghị liên minh với Nam Đường nhưng Lý Cảnh từ chối. Không lâu sau, Lý Trọng Tiến bị đánh bại và phải tự sát. Khi Thái Tổ đưa chiến thuyền tuần du Trường Giang, Lý Cảnh rất hoảng sợ, tuy nhiên tình hình dịu đi khi hai tướng Nam ĐườngĐỗ TrứTiết Lượng bỏ trốn theo Tống, và Thái Tổ xử tử hai kẻ đó vì tội phản bội. Tuy nhiên, điều này càng khiến Lý Cảnh quyết ý dời đô.[62]

Mùa xuân năm 961, Lý Cảnh dời đô tới Hồng châu, đổi tên nơi này là Nam Xương. Ông phong Lý Tòng Gia làm Hoàng thái tử, ở ại Kim Lăng để giám sát việc dời đô. Tuy nhiên khi đến Nam Xương, ông thấy nơi này quá nhỏ bé để làm quốc đô, chỉ chứa được có một hai phần mười quan lại trung ương và không dễ mở rộng thành. Các đại thần nhớ Kim Lăng, và Lý Cảnh cũng thường thở dài mà trông về phương bắc. Đại học sĩ Tần Thừa Dụ muốn làm ông bớt buồn, nên lấy bình phong chắn đi tầm nhìn của ông. Ông tức giận chuẩn bị luận tội, Thừa Dụ vì sợ hãi mà chết.[3]

Lý Cảnh qua đời vào mùa hạ năm 961. Ông để lại di thư, muốn được chôn ở ngọn núi phía tây Nam Xương. Tuy nhiên quan tài của ông lại được đưa về an táng tại Kim Lăng. Lý Tòng Gia lên ngôi ở Kim Lăng, đổi tên là Lý Dục và quyết định giữ quốc đô ở đó, không dời đi nữa. Sau đó, theo thỉnh cầu của Lý Dục, Lý Cảnh được truy tôn là "hoàng đế", mộ của ông được coi là lăng. Tục Tư trị thông giám đánh giá về Lý Cảnh như sau:[3]

Quốc chủ Nam Đường có tài và hiếu học. Dưới thời của mình, ông ta cần cù và tiết kiệm, chí hướng của ông ta rất phù hợp với một người cai trị. Tuy nhiên, ông ta tự phụ mình là con cháu Đường triều, nên rơi vào cạm bẫy của tham vọng bành trướng lãnh thổ. Sau khi thất bại ở Phúc châu và Hồ Nam, ông ta mới biết việc chiếm đất là khó khăn cỡ nào. Ông ta từng than, "Quả nhân suốt đời này không còn muốn dùng binh nữa." Khi quân Chu tấn công, ông ta ủy thác trọng trách cho những kẻ không xứng đáng vì thế không thể chống lại Bắc quân. Ông bị buộc phải làm nhục quốc thể của mình và từ bỏ đế liệu, rồi chết trong sợ hãi và nuối tiếc.